Tự hào “người lính màu áo xanh”
- Thứ sáu - 30/09/2011 04:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Làm nghề chữa cháy đồng nghĩa với việc sẵn sàng lao vào những nơi nguy hiểm mà người khác phải thoát ra khỏi nơi nguy hiểm, có những trận đáng nhớ như chữa cháy xảy ra tại Cty TNHH sản xuất thương mại Mỹ An, chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, đường Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, Cty TNHH Scansia Pacific, đường số 1, lô 24, Khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân …. lực lượng chữa cháy chúng tôi luôn sẵn sang vào đám cháy không vì sợ nguy hiểm, sợ hóa chất, sợ nổ... Nhưng với tinh thần "cháy là phải cứu chữa", những người lính phòng cháy chúng tôi vẫn lao vào chiến đấu đến cùng.
Dưới cái nắng gay gắt của Sài Gòn, những giọt mồ hôi trên trán từ từ chảy xuống, thấm dần lên chiếc áo xanh, trên gương mặt mỗi chiến sĩ vẫn thể hiện sự quyết tâm trong tập luyện bởi như chính “sức nóng của lửa mà chúng tôi còn không nản chí huống chi là nắng”. Sau thời gian phục vụ 3 năm, nếu thực hiện tốt nghĩa vụ và có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong lực lượng cảnh sát PCCC, các chiến sĩ sẽ được tuyển vào ngành. Mỗi lần chúng tôi khoác lên người bộ quân phục màu xanh từ già đến trẻ đều tự nhắc mình phải hết lòng với công việc. Vẫn biết nhiệm vụ của mình đầy khắc nghiệt và lắm áp lực nhưng với chúng tôi, đây là niềm tự hào và là niềm tin để chúng tôi phấn đấu hoàn thành tốt mọi trọng trách được giao. Tất cả chúng tôi đều có điểm rất chung của cán bộ chiến sĩ thuộc Sở Cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi tuổi đời còn rất trẻ, rất khỏe và nhiệt tình…“Tuy điều kiện sân bãi phục vụ cho công tác huấn luyện của đơn vị còn hạn chế, dụng cụ thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế, nhưng chúng tôi vẫn giữ đúng nguyên tắc trong huấn luyện, ban chỉ huy đội luôn đưa những bài học thực hành đến với chiến sĩ một cách sinh động nhất”. Nếu như các chiến sĩ chữa cháy trẻ vẫn “khổ luyện” ngay trong sân cơ quan, thì các chiến sĩ tổ công tác kiểm tra hướng dẫn an toàn PCCC lại là những chú ong cần cù, chăm chỉ trên từng phương diện công tác. Khi xảy ra cháy, những người lính cứu hỏa chúng tôi sẵn sàng lao vào đám cháy, đương đầu với biết bao hiểm nguy khôn lường để cố giành cái còn trong cáu mất, cứu người nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại không đáng có. “Đặc thù của nghề chữa cháy là lúc nào những người lính cứu hỏa cũng phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng để lao vào công việc, kể cả lúc ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí... Và mỗi buổi sáng đều có giao ban phân công ca trưc theo đầu phương tiện chiến đấu, số người, chỉ cần nhận được tiếng còi báo là lập tức lên đường làm nhiệm vụ. Lính cứu hỏa hầu như “lên ca” thường xuyên do phải trực đủ đầu phương tiện và khép kín 24/24 giờ để lúc nào cũng có thể hoạt động hết công suất”. Dù đã được luyện tập kỹ càng nhưng không phải lúc nào ra quân, lính cứu hỏa chúng tôi cũng chiến thắng. Vì vậy, không ít vụ khiến những người lính kiên cường ấy phải rơi nước mắt, bởi sự hung tàn của giặc lửa đã đem đến nỗi đau thương không dễ nguôi ngoai cho nhiều gia đình... Làm cái nghề rất dễ mất tính mạng, nhưng những người lính cứu hỏa chúng tôi vẫn ngày đêm sẵn sàng lao vào “biển lửa” cứu người. Chúng tôi những người lính cứu hỏa chỉ làm việc vì một mục tiêu là tuân thủ nghiêm quy cách để có thể dập lửa, cứu người trong thời gian ngắn nhất. Khi nghe hỏi “Tại sao lại chọn cái nghề nguy hiểm này?”, chúng tôi ai cũng đều biết mình cảm thấy rất tự hào khi khống chế được ngọn lửa. Sau những lần hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi lại cảm thấy yêu nghề nhiều hơn. Dù vậy, để đến với nghề và “trụ” được lâu dài cũng không hề đơn giản chút nào. “Ngoài yếu tố yêu nghề thì những người phục vụ trong ngành này đòi hỏi phải có sức khỏe, và đặc biệt là phải có lòng can đảm mới mong hoàn thành được nhiệm vụ. Cũng chính vì thế mà anh em chúng tôi phải thường xuyên tập luyện để nâng cao tay nghề. Rèn luyện tốt hơn nữa tính chính xác và nhanh gọn trong từng tình huống khi làm nhiệm vụ”. “Tôi rất thương và thông cảm cho những chiến sĩ trẻ. Vì chúng tôi đa số tuổi còn rất trẻ đang còn ở độ tuổi thanh niên nên ngủ rất say. Khi nghe còi báo động, chúng tôi phải bật dậy theo phản xạ tự nhiên nhưng tôi biết rằng, chúng tôi đang rất mệt. Điều này thể hiện rõ tại các vụ chữa cháy trong đêm, sau khi làm xong nhiệm vụ, chúng tôi lại lăn ra ngủ giữa ngổn ngang dụng cụ chữa cháy” Người xưa đã mang hình ảnh "đùa với lửa" ra để nói về sự nguy hiểm, và người lính chữa cháy thì thường xuyên phải "giáp lá cà" với nó. Trong đám cháy, có vô khối những nguy hiểm bủa vây. Có thể là bị lửa thiêu, có thể bất thần bị trần nhà, tường gạch và vô khối thứ khác sập xuống đầu, hay đường gas có thể nổ, điện có thể giật... bất cứ lúc nào. Thế nhưng người lính chữa cháy vẫn phải lao vào đống hỗn tạp đó để cứu người, để tìm gốc lửa.
Bởi thế mà chỉ những ai dũng cảm mới có thể làm nghề chữa cháy. Nếu không dũng cảm, không thể đối mặt với đám cháy. Chúng tôi còn phải có một sức khỏe. Quần áo bảo hộ rất nặng, những cuộn vòi cũng nặng. Nguyên việc giữ vòi phun áp lực cao để xối vào đám cháy, cũng phải vài người mới giữ nổi. Nhiều khi chữa cháy cả ngày, gần lửa, người nóng như muốn chảy ra. Anh em ở phía sau phải phun nước trực tiếp vào đồng đội mình để "làm mát". Nếu không khỏe, thì chẳng cần đến "giặc lửa", chẳng cần tường đổ đá đè, nguyên chuyện "nóng lạnh đột ngột" cũng đã đủ làm cho chúng tôi gục ngã. Nguy hiểm là thế, nhưng những người lính cứu hoả chúng tôi rất tâm đắc một điều mà có thể người ngoài không biết. Ấy là "Người lính chữa cháy có một cái đặc biệt, hễ có báo động chữa cháy, đã nhảy lên xe, tàu chữa cháy rồi thì con người hừng hực khí thế, hăng hái lắm, chiến đấu dũng cảm lắm. Mọi nỗi sợ hãi lúc đó đều bị gạt lại đằng sau". Thế nhưng vượt qua những khó khăn đó, những người lính cứu hỏa vẫn hồn nhiên sống và chiến đấu, "đặt việc cứu người lên hàng đầu". Trong những hoàn cảnh nguy nan, ngặt nghèo, chúng tôi đối diện với tận cùng bản chất thiện lương của con người. Nguy hiểm thì ai mà không sợ. Nhưng đứng trước biển lửa, nhìn vào ánh mắt của những người bị kẹt lại, chúng tôi biết mình là tia hi vọng duy nhất của họ. Trong hoàn cảnh đó, không ai nỡ quay mặt bỏ đi. Có lẽ bởi thế mà chúng tôi có thêm dũng cảm, làm nghề của chúng tôi, để cứu người phải mạo hiểm tính mạng của chính mình, lúc nào cũng phải đối mặt với nguy hiểm bủa vây tứ phía. Có lẽ vì thế mà tự nhiên hình thành cho mình một tính cách là không vị kỷ, luôn biết lo cho tính mạng của mọi người.
Tôi một người lính trẻ mới bước vào nghề chỉ mong sao người dân hiểu hơn về phòng cháy, chữa cháy, hiểu được rằng sơ suất rất nhỏ, nhưng hậu quả lại vô cùng lớn. Chỉ một tàn thuốc lá, chỉ di chân là tắt, có thể gây ra đám cháy khổng lồ, lấy đi hàng chục mạng người, thiêu rụi bao nhiêu sản nghiệp. Có lẽ không ai như chúng tôi, luôn mong những lời Bác chúc trở thành sự thực, mong mình thất nghiệp trong việc chữa cháy dài dài.
Phạm Ngọc Ánh - P.8