Kinh nghiệm “lắng nghe” dòng nước rò rỉ
- Thứ ba - 18/06/2013 01:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kinh nghiệm “lắng nghe” dòng nước rò rỉ
Một trong những biện pháp cổ điển chống thất thoát nước vẫn đang dược áp dụng có hiệu quả tại các doanh nghiệp cấp nước là dò bể. Dò bể là “tìm” dòng nước bị rò rỉ ngầm dưới mặt đường, từ đường ống dẫn nước, có thể là ống ngánh, ống phân phối hay ống truyền tải, bằng cách “khảo sát âm thanh” của dòng nước rò rỉ. Phương pháp khảo sát âm thanh đã được thực hiện từ xa xưa và vẫn có vị trí hàng đầu trong việc phát hiện rò rỉ. Tuy nhiên, để công tác này đạt kết quả cao, không những có thiết bị chất lượng cao mà cần phải có những người “thợ dò” kinh nghiệm cũng như điều kiện làm việc không bình thường là đêm khuya. Bởi đó là điều kiện tĩnh để người thợ có thể nghe được âm thanh dòng nước rò rỉ bằng tai qua thiết bị dò.
Về mặt kỹ thuật, khi nước rò rỉ từ ống có áp lực, âm thanh rung động bất thường liên tục phát ra tại lổ thủng, âm thanh này bao gồm âm thanh của dòng nước chảy, âm thanh va chạm, ma sát, âm thanh rung động của ống. Âm thanh rò rỉ thay đổi theo loại ống, kích cỡ ống, độ dày thành ống, áp lực nước, hình dạng của lổ thủng và các điều kiện khác. Âm thanh rò rỉ cũng không giống nhau, có thể là tầm trung đôi khi là tầm cao bị hấp thụ vào trong lòng đất, do điều kiện về thổ những, độ nén của nền đất nơi có dòng nước rò rỉ tiếp xúc. Những người thợ chưa kinh nghiệm thường bị âm thanh rò rỉ sai đánh lừa, như:
- Tiếng nước chảy qua đồng hồ cấp cho những hộ nhà cao tầng do đặt máy bơm tự động.
- Tiếng nước chảy trong lòng ống tiếp xúc với các van phân cách không mở hết đệm chặn hay giao tuyến của ống.
- Âm thanh cảm ứng dòng điện của nước máy chảy gần các đường cáp điện, thiết bị điện.
- Âm thanh dòng nước thoát chảy và tiếng nhỏ giọt trong các hầm ga.
- Tiếng xe chạy không liên tục và thay đổi bất thường (có thể nhầm với tiếng rò rỉ).
- Tiếng gió thổi “đánh” vào tai nghe và đây cũng tạo ra âm thanh gió rít (có thể nhầm với tiếng rò rỉ).
- Tiếng ồn của tạp âm như tiếng gió, lò sưởi, thiết bị điều hòa không khí, tiếng chó sủa…
Mặt khác, thời gian làm việc của công nhân dò bể luôn là ban đêm, bởi đó là lúc tốt nhất để “lọc” bớt những âm thanh sai như nêu trên. Và đây cũng là một trong những lý do rất khó khăn để đào tạo một công nhân dò bể lành nghề. Vì vậy, công nhân dò bể thường là những người làm việc lâu năm và không dễ gì đào tạo được; như ông Phạm Thế Đức, là công nhân bậc cao (đã nghỉ hưu) về dò bể đêm của Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định, vốn làm việc liên tục và chuyên về công tác dò bể đêm từ thời Sài Gòn Thủy cục trước năm 1975.
Nói tóm lại, để công tác khảo sát rò rỉ đạt hiệu quả, tức dò tìm đúng dòng nước rò rỉ, đòi hỏi không những là công nhân có kiến thức về ngành nước mà còn phải có kinh nghiệm trong công việc. Đó cũng là những người nắm vững địa hình, môi trường, thời gian lắp đặt đường ống kể cả các hệ thống khác như cống thoát nước, đường cáp điện hay các thiết bị tạo ra âm thanh khác. Ngày nay thiết bị hiện đại về sóng âm đã giúp ích nhiều cho việc khảo sát và dò tìm điểm bể ngầm của dòng nước rỏ rỉ.
Về mặt kỹ thuật, khi nước rò rỉ từ ống có áp lực, âm thanh rung động bất thường liên tục phát ra tại lổ thủng, âm thanh này bao gồm âm thanh của dòng nước chảy, âm thanh va chạm, ma sát, âm thanh rung động của ống. Âm thanh rò rỉ thay đổi theo loại ống, kích cỡ ống, độ dày thành ống, áp lực nước, hình dạng của lổ thủng và các điều kiện khác. Âm thanh rò rỉ cũng không giống nhau, có thể là tầm trung đôi khi là tầm cao bị hấp thụ vào trong lòng đất, do điều kiện về thổ những, độ nén của nền đất nơi có dòng nước rò rỉ tiếp xúc. Những người thợ chưa kinh nghiệm thường bị âm thanh rò rỉ sai đánh lừa, như:
- Tiếng nước chảy qua đồng hồ cấp cho những hộ nhà cao tầng do đặt máy bơm tự động.
- Tiếng nước chảy trong lòng ống tiếp xúc với các van phân cách không mở hết đệm chặn hay giao tuyến của ống.
- Âm thanh cảm ứng dòng điện của nước máy chảy gần các đường cáp điện, thiết bị điện.
- Âm thanh dòng nước thoát chảy và tiếng nhỏ giọt trong các hầm ga.
- Tiếng xe chạy không liên tục và thay đổi bất thường (có thể nhầm với tiếng rò rỉ).
- Tiếng gió thổi “đánh” vào tai nghe và đây cũng tạo ra âm thanh gió rít (có thể nhầm với tiếng rò rỉ).
- Tiếng ồn của tạp âm như tiếng gió, lò sưởi, thiết bị điều hòa không khí, tiếng chó sủa…
Mặt khác, thời gian làm việc của công nhân dò bể luôn là ban đêm, bởi đó là lúc tốt nhất để “lọc” bớt những âm thanh sai như nêu trên. Và đây cũng là một trong những lý do rất khó khăn để đào tạo một công nhân dò bể lành nghề. Vì vậy, công nhân dò bể thường là những người làm việc lâu năm và không dễ gì đào tạo được; như ông Phạm Thế Đức, là công nhân bậc cao (đã nghỉ hưu) về dò bể đêm của Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định, vốn làm việc liên tục và chuyên về công tác dò bể đêm từ thời Sài Gòn Thủy cục trước năm 1975.
Nói tóm lại, để công tác khảo sát rò rỉ đạt hiệu quả, tức dò tìm đúng dòng nước rò rỉ, đòi hỏi không những là công nhân có kiến thức về ngành nước mà còn phải có kinh nghiệm trong công việc. Đó cũng là những người nắm vững địa hình, môi trường, thời gian lắp đặt đường ống kể cả các hệ thống khác như cống thoát nước, đường cáp điện hay các thiết bị tạo ra âm thanh khác. Ngày nay thiết bị hiện đại về sóng âm đã giúp ích nhiều cho việc khảo sát và dò tìm điểm bể ngầm của dòng nước rỏ rỉ.